Trái nhàu trainhau là quả của cây nhàu với tên khoa học Morinda Citrifolia L, một giống cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á và các đảo ở Thái Bình Dương. Không chỉ được tôn vinh trong y học cổ truyền loại quả này còn là nguyên liệu quý tạo ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, một số thực phẩm và các sản phẩm công nghiệp khác.
Công dụng của trái nhàu
Trước khi tìm hiểu cách sử dụng trái nhàu trị bướu cổ, cùng điểm qua những công dụng của loại quả này nhé! Thành phần rễ, vỏ và trái nhàu chứa các chất như: Proxeronine, anthraquinone, coumarin, sterol, polysaccharide, damnacanthal, alkaloids, rutin… Bên cạnh đó, trái nhàu còn chứa chất xơ, tinh bột, vitamin A, B1, B6, B12, C… cùng một số loại khoáng chất như: Kali, natri, canxi, selen, sắt…
Theo Đông y, trái nhàu có tác dụng giảm ho, nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết, kích thích tiêu hóa nên được dùng để hạ sốt, trị táo bón, chữa ho hen, tiểu tiện không thông… Còn theo y học hiện đại, loại quả này cũng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:
- Trái nhàu giúp điều trị cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, suy nhược và đau nhức cơ thể…
- Nước ép từ trái nhàu có tác dụng cải thiện cơn đau gây ra bởi một số bệnh mãn tính như: Bệnh tim mạch, ung thư, viêm khớp…
- Hợp chất proxeronine trong trái nhàu giúp giảm đau hiệu quả và thúc đẩy các tế bào trong cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng.
- Kích thích tiêu hóa.
- Tăng khả năng hấp thu khoáng chất và vitamin.
- Trái nhàu giúp tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể nhờ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào.
- Giúp giảm vết sưng bỏng.
- Giảm đau do chấn thương.
- Damnacanthal có trong dịch chiết trái nhàu có khả năng ức chế tế bào ác tính, giảm lưu lượng máu đến khối u và giúp thu nhỏ kích thước các khối u ác tính.
- Dịch chiết từ trái nhàu ức chế quá trình tiết dịch ở niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị trào ngược acid dạ dày, viêm dạ dày…
Cách sử dụng trái nhàu trị bướu cổ
Tùy vào mức độ của bướu cổ mà trái nhàu sẽ phát huy những công dụng nhất định. Ngâm rượu là cách dùng trái nhàu trị bướu cổ phổ biến nhất. Không chỉ giúp kích thích vị giác của người dùng, rượu nhàu còn có tác dụng tốt với người bị bệnh bướu cổ, người bệnh tiểu đường, huyết áp cao. Các bước ngâm rượu trái nhàu trị bướu cổ như sau:
- Mang trái nhàu khô đi rửa sạch với nước, rửa qua lần cuối cùng bằng rượu, để ráo rồi bổ dọc để dưỡng chất ngấm nhanh vào rượu.
- Chuẩn bị một bình thuỷ tinh xếp những trái nhàu khô đã chuẩn bị sẵn vào.
- Cho rượu bình ngập hết phần trái nhàu. Nên chọn loại rượu ngon để có thành phẩm rượu nhàu chất lượng hơn.
- Đậy kín nắp và để ở nơi khô ráo, thoáng mát sau một thời gian là có thể sử dụng được.
Bên cạnh dùng rượu ngâm trái nhàu trị bướu cổ, bạn cũng có thể ăn trực tiếp, ngâm trái nhàu với đường phèn hoặc mật ong, làm sinh tố trái nhàu để uống. Những cách trên vừa hỗ trợ điều trị bệnh vừa tận dụng được những lợi ích tuyệt vời từ loại quả này.
Dùng trái nhàu quá nhiều có hại không?
Tác hại của trái nhàu là gì? Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu bị dị ứng, tiêu thụ quá nhiều hoặc sử dụng trái nhàu trị bướu cổ không đúng cách có thể gây ra một số tác hại đến sức khỏe như:
- Làm tăng nồng độ kali trong máu: Sử dụng quá nhiều trái nhàu có thể làm tăng nồng độ kali trong máu, tác động xấu đến sức khỏe của tim và hệ thống thần kinh.
- Gây dị ứng: Một số trường hợp có thể gặp phản ứng dị ứng sau khi sử dụng trái nhàu, bao gồm các triệu chứng như: Sưng môi, mặt hay ngứa ngáy.
- Gây rối loạn tiêu hóa: Việc tiêu thụ quá nhiều trái nhàu có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như: Đầy hơi, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
- Tương tác thuốc: Trái nhàu có thể tương tác với một số loại thuốc như: Thuốc giảm đau thuốc chống đông máu, thuốc tiểu đường… gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.